San hô Hoa Cẩm Chướng – Vẻ đẹp kiêu sa của san hô mềm

San hô Hoa Cẩm Chướng - vẻ đẹp san hô mềm

San hô da là nhóm thuộc loại san hô mềm, mỗi loài trong đó đều có các hình dáng, màu sắc khác nhau. Trong đó Sinularia là loài phổ biến nhất với xuất thân từ gia đình Alcyoniidae và có một cái tên khác, chúng thường được gọi là loài san hô cây da. Cho đến hiện tại có khoảng 166 loài san hô da đã được tìm thấy (theo Wikipedia).

Mặc dù là một loại san hô “mềm”, nhưng quần thể các san hô Hoa Cẩm Chướng được hỗ trợ tốt và được làm cứng bởi nhiều mảnh canxi cacbonat (hoặc đá cứng) ở rễ. Tính năng này cho phép loài san hô này giữ nguyên hình dạng của nó và tự định hướng vuông góc với dòng nước chảy xiết (Môi trường sống ưa thích) tại các khu vực rạn san hô. Điều này rất quan trọng, bởi vì ở những vùng có dòng chảy mạnh, những loài san hô này có thể bắt được nhiều thức ăn nhất trong một khoảng thời gian nhất định qua đó giúp chúng phát triển mạnh, san hô Hoa Cẩm Chướng có thể đạt tới chiều cao 1m ở trạng thái vươn dài.

Tại rạn san hô Bán Nguyệt, đảo Phú Quốc, OnBird đã quan sát được một loài san hô mềm không quá phổ biến và đó chính là san hô Hoa cẩm chướng (hay còn được gọi là Nepthea). Chúng thường được tìm thấy ở độ sâu từ 8 đến 12m ở tầng đáy của rạn san hô, tại những khu vực ánh sáng yếu và thường xuyên có dòng chảy. Ở độ sâu như vậy thì không dễ để cho chúng ta chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của loài san hô này trong các chuyến khám phá san hô tại Phú Quốc.

Sinularia mặc dù là loài san hô mềm nhưng chúng lại có lớp “da” bên ngoài cứng chắc. Hình thù của chúng như những chiếc sừng hươu với cấu tạo bên ngoài là những xúc tu nhỏ trên bề mặt cùng với phần đế chắc chắn ở phía đáy san hô.

Chúng sẽ định kỳ rút lại xúc tu nhỏ của chúng và hình thành một màng phủ sáp để bảo vệ chúng khỏi các tác động không có lợi bên ngoài như cá rỉa, sự thay đổi đột ngột của chất lượng nước, dòng chảy, đó cũng là lý do tại sao thỉnh thoảng chúng ta lại thấy một màu trắng bao phủ lấy san hô giống như hiện tượng tẩy trắng, tuy nhiên đó chỉ là sự giống nhau về hình thức bên ngoài.

Finger Leather Coral(Sinularia or Nepthea Coral) in Phu Quoc Island, Vietnam
San hô ngón tay hình cây, rạn san hô Bán Nguyệt, Phú Quốc, Việt Nam

Trạng thái co rút này có thể kéo dài một vài tuần trước khi lớp phủ trắng biến mất và polyp lại được phát triển tiếp. Đây thực chất là một cơ chế tự phòng vệ của các san hô da vốn nhạy cảm với chất lượng nước, dòng chảy, vi tảo,…vì chúng giúp san hô tránh khỏi sự phát triển mạnh mẽ của tảo biển, bên cạnh đó sự tuần hoàn bên ngoài chúng còn khiến cho quá trình này được duy trì tốt hơn.

Finger Leather Coral(Sinularia or Nepthea Coral) in Phu Quoc Island, Vietnam
San Hô Hoa Cẩm Chướng – Ảnh chụp tại Rạn San Hô Bán Nguyệt, Phú Quốc – OnBird Phú Quốc

Tìm hiểu thêm thông tin san hô Phú Quốc tại đây

Bài viết phổ biến

VÌ SAO TÚI HẢI QUỲ NÀY CÓ 2 MÀU KHÁC NHAU?

Phần túi bên trái của cụm hải quỳ này có màu trắng ngà chủ yếu…
ABOUT ME
Hello! My name is Jessica and I’m author of Bjorn. Bjorn is a daily updated blog about travel, inspirations, photographers, illustrators, food lovers and everyday moments from all over the world.

BÀI ĐĂNG HAY NHẤT TỪ SANHOVIETNAM

BÀI ĐỌC LIÊN QUAN
Quá trình sinh sản của san hô

San Hô sinh sản như thế nào?

Sự kiện san hô sinh sản lần đầu tiên được các nhà khoa học quan sát được là ​​vào năm

26 Tháng Chín, 2023
263

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top