Như các bạn đã biết san hô không phải thực vật mà là động vật, có rất nhiều mối đe dọa đối với san hô, một trong số đó là các hoạt động đánh bắt thủy hải sản hay du lịch lặn biển thiếu trách nhiệm, dẫn tới việc làm gãy các nhánh san hô. Tuy là động vật nhưng tại sao san hô khi bị gãy khỏi quần thể của mình lại có tỷ lệ sống sót rất thấp và khó có thể tự phục hồi.
Là những động vật với kích thước rất nhỏ và rất dễ tổn thương do vậy san hô không thể tự sinh sống phát triển nếu không có các lớp bảo vệ chúng. Các quần thể san hô mà chúng ta khi nhìn cận cảnh đó là vỏ bọc bảo vệ chúng hay còn gọi là các Cốc san hô hay Polyps, nhỏ li ti và trong suốt. Những Cốc san hô này có cấu tạo từ canxi các-bon-nát, mỏng manh, nhỏ, cứng và dễ dàng bị vỡ khi bị lực tác động vật lý mạnh.
Mỗi Cốc san hô (Polyps) là nhà của một cá thể san hô, san hô ẩn náu trong các Cốc san hô trong suốt ban ngày và chỉ vươn ra khỏi cốc san hô vào ban đêm để bắt các sinh vật phù dù. Cốc san hô đóng vai trò là nhà và là lớp bảo vệ cho san hô khỏi các sinh vật săn mồi khác cũng như khỏi các loại tạo biển có hại. Bên cạnh san hô thì Cốc san hô cũng chính là nơi ẩn náu, sinh sống cho các loại tảo quang hợp (Zooxanthellae), chúng bám trên các súc tu trên đỉnh Cốc san hô. Vào ban ngày khi san hô chỉ ẩn náu trong Cốc san hô thì chúng không tự kiếm ăn bằng cách bắt phù du được mà dựa hoàn toàn vào nguồn dưỡng chất được tạo ra từ quá trình quang hợp của tảo quang hợp Zooxanthellae vốn chiếm 80-90% tổng dưỡng chất nuôi dưỡng san hô. Đồng thời, quá trình quang hợp của tảo quang hợp Zooxanthellae giúp tiết ra hợp chất can-xi-các-bon-nát làm cứng chắc, phát triển thêm bộ khung xương và chân san hô.
Khi san hô gãy hỏi quần thể nơi chúng được cố định bởi lớp xương canxi các-bon-nát chắc chắn, các xúc tu trên miệng san hô là nạn nhân chịu ảnh hưởng đầu tiên khi bề mặt Cốc san hô sẽ va đập, cọ xát với các san hô khác hay các vật thể đá, cát dưới biển. Sự cọ xát làm tảo quang hợp bị giết hoặc không thể bám lấy xúc tu, chúng biến mất hoặc di chuyển đi chỗ khác, dẫn tới san hô mất nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho chúng, tiếp theo Cốc san hô dễ dàng vỡ, làm mất lớp bảo vệ cho san hô.
Nguồn dưỡng chất chính bị mất, lớp bảo vệ cũng bị mất khiến san hô bị gãy (không được cố định chân) khỏi quần thể, trôi dạt trong nước không thể tạo đủ can-xi-các-bon-nát để xây lớp chân bám mới, cũng như cung cấp dưỡng chất cho san hô khiến cơ hội sống sót rất rất thấp.
San hô bị gãy, do đó suy thoái dần và dễ dàng bị các loại tảo có hại xâm lấn và che phủ, giết chết chúng.
Với nỗ lực giúp phục hồi và cứu sống san hô, OnBird phát triển các loại giá cố định san hô với các lỗ được tạo sẵn, đặt tại một số rạn san hô ở Phú Quốc. Chúng tôi di chuyển các nhánh san hô bị gãy do tác động của tự nhiên hay con người, sau đó cố định chúng lên giá mới, qua đó chân san hô được cố định giúp san hô gãy có đủ thời gian để hình thành lại chân bám mới lên giá thể, sống sót và sinh trưởng trở lại.
Quá trình theo dõi đã đạt kết quả khả quan sau 4 tháng (tính tới tháng 7/2023) thử nghiệm, các san hô gãy được phân nhánh cho vừa kích cỡ và cố định lên giá ban đầu có dấu hiệu tẩy trắng khi tảo quang hợp bỏ đi nhưng sau 1- 2 tuần tảo quang hợp và xúc tu trên miệng cốc san hô vươn ra một cách mạnh mẽ, phát triển trở lại đem tín hiệu tích cực cho hệ sinh thái san hô Phú Quốc.