Câu trả lời là Không. Tuy bọt biển giống như san hô đều là động vật không xương sống tại rạn san hô, nhưng chúng lại có một số điểm khác nhau như: Cấu trúc – Cách thức kiếm ăn – Quá trình sinh sản.
Về mặt cấu trúc: San hô được cấu tạo như một sinh vật đa bào với lớp mô biểu chất nhầy (tissue) ngoài cùng tạo thành một lớp hàng rào quần thể san hô đó. Lớp mô này gồm 3 lớp: lớp biểu bì (epidermis), lớp dạ dày (gastrodermis) và lớp liên kết (mesoglea) giữa các tế bào mới nhau.
Trong khi đó bọt biển được cấu tạo đơn giản hơn, chúng không phải là một hệ thống liên kết như san hô mà là tập hợp của các tế bào đơn lẻ xếp cạnh nhau làm cùng chung một nhiệm vụ, chúng không có mô liên kết giữa các tế báo như san hô, bọt biển được cấu tạo với 2 lớp cơ thể: mô biểu bì và lớp tế bào cổ (Choanocytes), trong đó một lớp mô sẽ đóng vai trò bẫy thức ăn lấy từ dòng nước lưu thông qua bọt biển, lớp còn lại sẽ tiêu hóa và vận chuyển dinh dưỡng tới các tế bào trong bọt biển, giữa 2 lớp cơ thể này là một lớp chất nhầy sền sệt liên kết (mesoglea) giúp bột xương của bọt biển hình thành từ đây.
San hô chỉ sinh sống và phát triển trong nước mặn, còn bọt biển còn được tìm thấy cả ở nước ngọt và nước lợ ở cửa sông.
San hô sử dụng các nang châm của mình để chủ động bắt mồi (phù du trôi nổi trong nước) trong khi đó bọt biển thụ động để dòng nước, mang theo phù du lưu thông qua các lỗ nhỏ của mình và lấy thức ăn từ đó.
Bọt biển dù vậy đóng vai trò quan trọng đối với các rạn san hô bằng cách lọc nước, tạo môi trường sống cho các sinh vật khác và loại bỏ chất thải hữu cơ dư thừa. Khoang trung tâm lớn của chúng là nơi ở cho cá, tôm và các động vật không xương sống ở rạn san hô khác.
Các nhà khoa học cũng đã quan sát thấy tảo và vi khuẩn sống bên trong bọt biển thùng có tác dụng loại bỏ ni-tơ và các-bon khỏi nước.
Khám phá những hình ảnh tuyệt vời của bọt biển thùng mà khách của OnBird đã được chiêm ngưỡng ở Phú Quốc trong trải nghiệm khám phá sinh vật biển chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.