Phần túi bên trái của cụm hải quỳ này có màu trắng ngà chủ yếu do vị trí ít tiếp xúc với ánh nắng, nằm xuống áp vào đá khi hải quỳ ở trạng thái mở vươn xúc tu nên nó không có tảo quảng hợp. Nếu bạn chưa rõ thì Tảo zooxanthellae chứa các chất diệp lục và sắc tố màu quang hợp. Loại tảo này sống cộng sinh với các động vật không xương sống dưới biển như: san hô, sên biển, sò tai tượng, hải quỳ… và chính chúng tạo giúp tạo nên màu sắc của san hô và các loài chúng sống cộng sinh cùng.
Hình ảnh một bụi hải quỷ đang thu mình vào tú – Hình Ảnh: OnBird Phú Quốc
Phần túi bên phải của hải quỳ nằm trên bề mặt đá nơi có san hô phát triển. Phần túi này khi hải quỳ mở ra thì không bị ép hoặc dính vào đá như phần bên trái mà đung đưa và chịu nước đẩy. Do vậy, nó vẫn hở và tiếp xúc ánh sáng, có tảo quang hợp bám lên nên nó có màu (giống như 1 cụm hải quỳ phía sau đang mở túi và phần túi lơ lửng tiếp xúc với ánh sáng).