San Hô Phú Quốc bị Tẩy Trắng Nghiêm Trọng 2024

San Hô Phú Quốc bị Tẩy Trắng - Khẩn Cấp

Trong giai đoạn nắng nóng cao điểm tháng 4 và đầu tháng 5 2024, từ quan sát của OnBird một sự kiện tẩy trắng san hô đã và đang diễn ra ở quy mô lớn tại Phú Quốc. Đây là một trong những hiện tượng có tính chu kỳ xảy ra hàng nằm trong nhiều năm qua, do các năm trước do chưa có số liệu quan trắc rõ ràng nên khó đánh giá tác động và so sánh, hiện nay đội ngũ OnBird đang tiếp tục thu thấp số liệu, hình ảnh quát trắc để đưa ra cái nhìn tổng thể hơn về sự kiện này trong các giai đoạn đầu mùa hè: tháng 4 và tháng 5 tại Phú Quốc, tuy nhiên năm nay dưới tác động của Elino, nhiệt độ đạt đỉnh, nhiệt độ nước thường xuyên đo ở mức 32 độ C ở khoảng 1-2 mét nước, vượt xa mức nhiệt độ thích nghi hiện tại của san hô là : 23-29 độ C.

Cập nhật vào ngày 15/5, nhiều hải quỳ và các khối san hô Ụ (Porite Lueta) và các san hô Súp lơ, lá được ghi nhận trong tình trạng tẩy trắng hoặc đang trong quá trình tẩy trắng hoàn toàn.

Được ghi nhận là mức đỉnh nhiệt độ nước kể từ đợt tẩy trắng 2016, sự kiện tẩy trắng san hô lần này Onbird cho rằng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cả những lần trước do các rạn san hô Phú Quốc đang trong tình trạng suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và con người trong đó có hoạt động du lịch và đánh bắt cá, tiêu thụ các loại hải sản quan trọng tại rạn như cá mú sao, ghẹ trứng, mực trứng, nhím biển, các loài cá nhỏ, điều này khiến cỗ máy tái chế thức ăn cho san hô suy yếu nghiêm trọng, khiến san hô không đủ sức để phục hồi lại sau đợt tẩy trắng.

Nhớ lại sự kiện tẩy trắng năm 2008 chỉ trong vòng gần 2 tháng đã khiến gần như toàn bộ rạn san hô Hòn Rỏi biến mất.

San Hô Bị Tẩy Trắng Là Gì?

Hiện tượng tẩy trắng là khi tảo quang hợp cộng sinh (zooxanthellae) bị trục xuất khỏi san hô khi san hô bị kích ứng do nhiệt độ thay đổi cao đột ngột (gần đây nóng), san hô tiết ra hợp chất hóa học gây khó chịu cho tảo quảng hợp, tảo quang hợp không chịu được sẽ tự rời bỏ san hô dẫn tới mất màu, nhìn trắng hoặc một số màu sắc sặc sỡ khác nhưng khi nhìn gần thì không thấy các “nang châm” san hô vươn ra ngoài như các sợi lông li ti.

Tảo quang hợp cộng sinh (zooxanthellae) là cỗ máy sản xuất 70-80% nguồn dinh dưỡng cho san hô cũng như tạo lớp giáp bảo vệ tế bào san hô khỏi bức xạ mặt trời.

Hải quỳ bị tẩy trắng tại các rạn san hô ở Phú Quốc trong đợt sóng nhiệt tháng 5 – 6/2024

San Hô Bị Tẩy Trắng Có Phải Đã Chết?

San hô bị tẩy trắng chưa chết ngay (được xác định là chết khi tảo phủ đen xì), lúc này san hô có khoảng thời gian gần một tháng để ổn định trở lại nếu nhiệt độ nước quay về trạng thái bình thường với chúng, khi đó san hô ngưng tiết ra hợp chất hóa học kích ứng đối với tảo quang hợp cộng sinh (zooxanthellae), do vậy tảo quang hợp trong nước sẽ đậu trở lại san hô.

San hô nấm bị tẩy trắng tại Phú Quốc chỉ trong vòng 2-3 tuần trong giai đoạn nắng nóng cao điểm tháng 4 – tháng 5/2024

Giai đoạn tẩy trắng này chính là một trong những giai đoạn mong manh nhất của san hô, và dễ chết vì đã mất đi 70-80% nguồn dinh dưỡng được tạo ra do tảo quang hợp cộng sinh đem lại, chỉ còn 20-30% là tự san hô bắt mồi bằng nang châm của mình vào ban đêm. Do thiếu hụt lượng lớn dinh dưỡng cộng với việc mất lá chắn bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời và tia UV trong ngày là các tảo quang hợp, khiến san hô suy yếu và dễ dàng bị tia UV phá hủy tế bào của mình.

San Hô Có Thể Tồn Tại Sau Đợt Tẩy Trắng Không?

Một khóm san hô lá bị tẩy trắng bắt đầu bị xâm lấn bởi các loại tảo

Một số loài san hô sẽ chết hoàn toàn nếu đợt tẩy trắng diễn ra liên tục 10 ngày, một số loài có sức chịu đựng tốt hơn như san hô Ụ Porite Lueta có thể chịu đựng đợt tẩy trắng vài tuần tới vài tháng sau đó phục hồi với tốc độ chậm. Theo quan sát của OnBird, để san hô có thể phục tốt hồi từ đợt tẩy trắng cần dự vào sự kết hợp của 4 yếu tố sau:

  • Điều kiện nước hay nhiệt độ nước cải thiện trở lại mức bình thường
  • Lượng sinh vật ăn tảo trong rạn đông đảo: nhím biển (nhum), cá mó, cua, ghẹ, cá rạn…những sinh vật này kiểm soát tỷ lệ tảo trong rạn san hô, giúp tảo không xâm chiếm san hô cũng như tái chế thức ăn mà chúng gặm nhấm trên san hô, sau đó rải rác tảo quang hợp trong phân của chúng ra khắp rạn san hô, giúp bổ sung tảo quang hợp cho các ấu trùng san hô mới cũng như các san hô đang bị thiếu
  • Phục hồi nhờ vào lượng tảo quang hợp còn sót lại trên san hô giúp chúng sản sinh ra thêm tảo quang hợp, lấy lại màu và tạo lại 70-80% nguồn dinh dưỡng cho san hô
  • Các đợt tẩy trắng không lặp lại ở tần suất nhiều, san hô sau tẩy trắng bị suy giảm khả năng miễn dịch, bị nhiễm bệnh nên chúng chỉ phục hồi ở một mức độ nào đó và cần thời gian dài với điều kiện thuận lợi để phục hồi hoàn toàn.

Như vậy để san hô bị tẩy trắng có thể phục hồi thì cần một hệ sinh thái, vi sinh vật khỏe mạnh xung quanh chúng để giúp chúng chống trọi với các cơn sóng nhiệt gây ra tẩy trắng lớn.

San Hô Chết Ảnh Hưởng Gì Tới Con Người?

Tuy chiếm một lượng nhỏ dưới đại dương nhưng các rặng san hô được xem là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ biển, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa. Các rạn san hô là nơi sinh sống của khoảng 25% tổng số sinh vật biển, bao gồm hơn 4.000 loài cá và hơn 70% cá rạn san hô con thích mùi san hô sống. Nếu không có rạn san hô những loài cá này không thể sinh tồn trước những loài săn mồi do cá con mất chỗ trú, dần dẫn tới mất cân bằng sinh thái biển và đứt gãy chuỗi cung ứng thức ăn toàn cầu mà còn gọi là đại tuyệt chủng, ảnh hưởng trực tiếp tới con người.

Du Khách Tới Các Vùng Biển Có thể Làm Gì Để Góp Phần Bảo Vệ Rạn San Hô?

Việc san hô suy thoái đã và đang diễn ra tốc độ nhanh và quy mô rộng khắp hơn trên thế giới và Việt Nam, trong đó có Phú Quốc, cùng với việc nguồn thủy hải sản tại vùng biển Phú Quốc đã rơi vào tình trạng cạn kiệt khiến cho cỗ máy tái chế hữu cơ của các rạn san hô bị suy giảm chức năng do đó là một du khách nếu nhìn nhận được trách nhiệm của mình đối với môi trường và hệ sinh thais cũng như giúp thay đổi ý thức trong việc làm, tổ chức du lịch theo hướng bền vững, trách nhiệm hơn, các quý du khách có thể ghi nhớ các điều sau:

  • Không sử dụng kem chống nắng hóa học chưa các hợp chất hóa học Oxybenzone, nên chuẩn bị áo bơi dài tay chống UV và chống các sinh vật có độc như sứa
  • Không tiêu thụ các hải sản biển mang trứng: Ghẹ trứng, mực trứng
  • Không tiêu thụ các loài sò tại rạn san hô: Ngọc Nữ, Tai Tượng
  • Không tiêu thụ các loài ăn, kiểm soát tảo tại rạn san hô: Rùa biển, Nhím biển (còn gọi là Nhum)
  • Không tự thuê các tàu thuyền du lịch đi lặn biển khi chưa có kiến thức về rạn san hô và điều kiện nước
  • Không tham gia các loại tour tự phát mang tính triệt phá môi trường: câu cá nhỏ giải trí, hoang dã bắt nhum, ghẹ cá con, bắn cá.
  • Không đi các loại giày khi vào rạn san hô, không đứng, sờ, chạm bất cứ vật thể nào trong rạn san hô.

Bài viết phổ biến

San Hô Phú Quốc bị Tẩy Trắng Nghiêm Trọng 2024

Trong giai đoạn nắng nóng cao điểm tháng 4 và đầu tháng 5 2024, từ…
ABOUT ME
Hello! My name is Jessica and I’m author of Bjorn. Bjorn is a daily updated blog about travel, inspirations, photographers, illustrators, food lovers and everyday moments from all over the world.

BEST POSTS FROM SANHOVIETNAM

BÀI ĐỌC LIÊN QUAN
Scroll to Top